Ngày nay nệm có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Việc lựa chọn loại chất liệu được sử dụng trong nệm có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác khi nằm ngủ và giá thành của chiếc nệm. Một số chất liệu được sử dụng phổ biến trong nệm là bọt mút hoạt tính (foam) và bọt cao su.
Bạn đang cân nhắc mua nệm cao su hoặc nệm foam, nhưng không biết loại nào tốt hơn và sự khác biệt giữa chúng là gì? Trong bài viết này, Giấc Ngủ Êm Ái sẽ giúp các bạn so sánh nệm cao su và foam thật chi tiết nhé.
Nệm Foam là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Tìm hiểu về nệm foam
Nệm foam được làm từ chất liệu polyurethane – một loại vật liệu tổng hợp. Thuật ngữ kỹ thuật của nó là “bọt polyurethane viscoelastic,” nhưng hầu hết các nhà sản xuất chỉ đơn giản gọi nó là “bọt hoạt tính”.
Vật liệu này lần đầu tiên được phát triển bởi các nhà nghiên cứu của NASA vào những năm 1960. Foam được tạo ra bằng cách lấy polyurethane và bổ sung thêm một số hóa chất nhất định để tăng độ nhớt và tỷ trọng của nó.
Không giống như bọt xốp thông thường, bọt foam phản ứng với nhiệt độ cơ thể con người. Khi bạn nằm trên tấm nệm foam, bọt hoạt tính sẽ cảm nhận được nhiệt của cơ thể và từ từ thích ứng với nhiệt độ ở các phần của cơ thể. Nệm sẽ “biến dạng” theo hình dạng của cơ thể người nằm. Kết quả là tạo ra cảm giác “ôm sát cơ thể”, tạo sự nâng đỡ tốt. Khi bạn đứng dậy, nệm sẽ nguội đi và trở lại hình dạng bình thường. Điều này cho thấy độ đàn hồi của nệm foam là rất tốt.

Foam được đánh giá cao về khả năng ôm sát cơ thể. Loại bọt hoạt tính này cũng có giá vừa phải, vì vậy nó không chỉ được dùng làm nệm foam mà còn dùng trong các loại nệm lò xo (làm lớp đệm bao bọc bên ngoài hệ thống lò xo).
Nhược điểm lớn nhất của nệm foam là nó có xu hướng giữ nhiệt. Vì vậy nó có thể khiến người nằm cảm thấy nóng bức, bí lưng vào mùa hè. Những người thường bị nóng người hoặc sợ nóng cần phải cân nhắc khi sử dụng loại nệm này.
Một số ưu điểm của nệm foam
- Giải tỏa áp lực: Đệm foam tạo khuôn theo hình dạng cơ thể giúp giảm bớt áp lực tích tụ, tạo sự thoải mái cho người nằm.
- Cô lập chuyển động: Chất liệu bọt hoạt tính của foam ngăn các chuyển động lan truyền qua nệm. Khi một người thường xuyên trở mình, vặn người sẽ không tạo ra tiếng ồn hay lan truyền chuyển động sang người nằm bên cạnh.
- Không gây dị ứng: Cấu trúc dày đặc của bọt foam sẽ ngăn chặn sự tích tụ của mạt bụi và các chất gây dị ứng khác một cách tự nhiên. Những người bị dị ứng với các vật liệu tự nhiên như len, bông, lông vũ… cũng có thể thoải mái nằm ngủ trên nệm foam mà không bị dị ứng.
- Giá thành phải chăng: Nhìn chung, nệm foam có phân khúc giá đa dạng. Bạn có thể tìm thấy những mẫu nệm foam có giá thành rất phải chăng, phù hợp với túi tiền. Có những mẫu nệm foam chỉ khoảng từ 3 triệu đồng.
Nhược điểm của Memory Foam
- Giữ nhiệt: Mật độ của bọt hoạt tính có thể khiến chiếc nệm foam khó phân tán nhiệt. Nhiều nhà sản xuất giải quyết vấn đề này bằng cách thêm các lỗ thoát kế, các vết cắt, rãnh thoát khí hoặc truyền vật liệu dẫn điện như bọt gel để làm mát tốt hơn.
- Mùi hôi khó chịu: Một số nệm foam có mùi hóa học khó chịu khi mới mở ra được gọi là mùi thoát khí, do VOC (Volatile Organic Compounds – tên gọi chung của các hợp chất khí bay hơi, dạng hữu cơ) bị phân hủy ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên mùi này sẽ biến mất trong vòng ba đến bảy ngày. Nếu bạn bị khó chịu hay dị ứng mùi, hãy tìm sản phẩm nệm foam có chứng nhận CertiPUR-US®, vì nó có nghĩa là nệm chứa một lượng VOC thấp, ít tạo mùi.
- Độ đàn hồi tùy theo nhà sản xuất: Một số loại nệm foam hoạt tính ít đàn hồi hơn những loại khác vì công thức cấu tạo thay đổi tùy theo nhãn hiệu. Những loại nệm kém chất lượng hơn có thể mất đến một phút để trở lại hình dạng ban đầu, khiến người ngủ có cảm giác bị mắc kẹt trong nệm. Trong khi nệm foam chất lượng cao sẽ trở lại dạng ban đầu trong vòng vài giây.

Các bạn yêu thích nệm foam có thể tham khảo các mẫu nệm foam chất lượng cao đang được ưa chuộng như:
- Nệm Foam Amando LAmore
- Nệm Foam Aeroflow Standard
- Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa
- Nệm Foam Aeroflow Wave
- Nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus
- Nệm Foam Tempur Original
Nệm cao su là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Tìm hiểu về nệm cao su
Nệm cao su được đánh giá là có độ đàn hồi cao hơn so với các loại nệm foam. Minh chứng là nó có thời gian phục hồi hình dạng đặc biệt nhanh và độ nảy cao hơn. Nếu bạn ấn tay vào nệm cao su rồi nhấc tay lên, nệm sẽ trở lại hình dạng ban đầu rất nhanh.
Nệm cao su cũng được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau. Dựa vào chất liệu cấu tạo nệm, người ta chia làm 2 loại chủ yếu:
- Nệm cao su thiên nhiên: Là loại nệm được làm từ mủ cao su tự nhiên. Nó có giá thành khá cao và là sự lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích sự đàn hồi cao, mềm, êm ái.
- Một lựa chọn khác là nệm cao su tổng hợp: Loại nệm cao su này được chế tạo bằng nhiều vật liệu tổng hợp khác nhau. Những người sử dụng nệm cao su tổng hợp sẽ thấy sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa nệm cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên là độ nảy. Nệm cao su tổng hợp có xu hướng ít nảy hơn và có phần giống với nệm foam.

Ưu điểm của nệm cao su
- Bền bỉ: Điều này thay đổi tùy thuộc vào loại vật liệu. Nệm cao su thiên nhiên thường có tuổi thọ khoảng 15 năm, còn nệm cao su tổng hợp có tuổi thọ từ 6 đến 10 năm. So sánh với nệm foam, nệm foam trung bình có tuổi thọ từ 7 năm trở lên. Nhìn chung, nệm cao su có độ bền cao.
- Có thể tháo rời áo nệm: Nhiều nệm cao su được thiết kế áo nệm có khóa kéo dọc bên hông để tháo rời vỏ và lõi nệm. Điều này cho phép người dùng làm sạch cả lõi và áo nệm, trong khi nệm foam thường ít mẫu có thiết kế rời như vậy.
- Thân thiện với môi trường: Nệm cao su thiên nhiên được sản xuất với ít hoặc không thêm hóa chất. Việc thu hoạch nguyên liệu mủ cây cao su cũng không gây ra tác động xấu tới môi trường. Chất liệu cao su thiên nhiên cũng an toàn với người dùng vì không chứa hóa chất độc hại.
- Làm mát tốt, độ thoáng khí cao: Nệm cao su có tính làm mát tự nhiên và nhiều nhà sản xuất tạo những lỗ thông khí trải khắp bề mặt đệm để tăng khả thoát khí, giải nhiệt. Vì vậy nệm thường có độ thoáng mát, khô ráo và mát mẻ hơn.
Nhược điểm của nệm cao su
- Độ nảy cao khiến nệm lan truyền chuyển động: Độ đàn hồi nhạy bén của nệm cao su mà bạn thưởng thức có thể gây ra sự lan truyền chuyển động. Chất liệu cao su hấp thụ chuyển động, nhưng nó không thể ngăn chặn chuyển động nên có thể gây ảnh hưởng tới người nằm bên cạnh khi bạn trở mình.
- Mùi cao su gây khó chịu: Nệm cao su thiên nhiên khi mới sử dụng có thể có mùi cao su nặng. Vì vậy, ban đầu khi dùng nệm có thể sẽ khiến nhiều người thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi cao su đặc trưng.
- Trọng lượng nặng: Cao su là vật liệu đệm nặng nhất vì mật độ của bọt cao su dày đặc. Nệm có thể nặng lên tới vài chục kg, vì vậy sẽ khó khăn khi di chuyển, vệ sinh.
- Sản phẩm hạn chế, ít phổ biến: Nệm cao su không được bán rộng rãi trong các cửa hàng. Có ít thương hiệu sản xuất nệm cao su hơn các thương hiệu bán nệm foam. Tuy nhiên, nệm cao su đang có dấu hiệu mở rộng thị trường hơn.
- Giá bán cao: Nhiều loại nệm cao su thiên nhiên có giá khá cao, trung bình từ trên 10 triệu đồng. Những mẫu nệm có kích thước càng lớn thì giá thành càng cao. Vì vậy, nhiều người thường e ngại khi mua nệm cao su thiên nhiên.

Những người yêu thích nệm cao su hãy tham khảo một số mẫu nệm cao su dưới đây:
- Nệm Cao su Liên Á 5 Zone
- Nệm cao su Dunlopillo World Pure
- Nệm Cao su Gummi Latex 7zones
- Nệm cao su Dunlopillo Latex World Neo
- Nệm cao su Vạn Thành Segovia
- Nệm cao su Vạn Thành Standard
Kết luận: So sánh nệm cao su và foam loại nào tốt hơn?
Nệm foam và nệm cao su thường được so sánh với nhau, vì cả hai đều là loại nệm có thể điều chỉnh và định hình theo hình dáng cơ thể của người ngủ. Nệm foam có giá cả phải chăng hơn, trong khi nệm cao su lại bền hơn. Nệm foam có thể gây nóng mùa hè, trong khi nệm cao su lại nặng và khó di chuyển.
Nệm cao su có độ dẻo dai, co giãn, độ nảy và đàn hồi tốt hơn. Nó cũng được cho là bền bỉ vượt trội, vì bọt cao su có tuổi thọ dự kiến lâu hơn so với các vật liệu như bọt hoạt tính.

Những người sử dụng nệm cao su đánh giá cao về nệm cao su thiên nhiên. Nó có độ bền cao, đàn hồi tối ưu và thoáng khí hơn, cách nhiệt tốt hơn so với nệm foam. Tuy nhiên, cao su tự nhiên lại là một vật liệu khá đắt tiền, nên nệm cao su thiên nhiên cao cấp thường có giá cao hơn so với nệm cao su nhân tạo hay nệm foam.
Nhìn chung, Mỗi loại nệm đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những đối tượng người dùng khác nhau. Vì vậy, tùy theo sở thích, đặc điểm cơ thể cũng như điều kiện kinh tế, các bạn có thể tùy chọn chọn loại nệm phù hợp.