Quy trình sản xuất nệm cao su thiên nhiên diễn ra như thế nào?

Bạn có bao giờ tò mò về quy trình sản xuất nệm cao su sẽ được diễn ra như thế nào chưa? Làm thế nào để nhựa cây dạng lỏng có thể “biến hình” thành một chiếc nệm êm ái với độ đàn hồi cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Các loại nệm cao su và nguồn gốc nguyên liệu

Hiện nay, thị trường tại Việt Nam hiện có hai loại nệm cao su là cao su nhân tạo và cao su thiên nhiên. Theo đó, tên gọi của chúng được phân biệt dựa theo nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất. Nệm cao su thiên nhiên sẽ được làm từ mủ cây cao su và có giá thành khá đắt. Trong khi đó, hợp chất Polyurethane (PU) sẽ kết hợp với các loại chất phụ gia đặc biệt để tạo nên nệm cao su nhân tạo. Cũng vì thế, dòng sản phẩm này có giá thành rẻ hơn nệm cao su thiên nhiên rất nhiều. 

Nệm cao su thiên nhiên có khả năng đàn hồi cực tốt cũng như độ êm ái vượt trội khi nằm. Với cấu trúc bột hở, không khí bên trong nệm được lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ đó, người dùng sẽ bị nóng bực hay đổ mồ hôi khi nằm lâu trên nệm.  Bên cạnh đó, sản phẩm rất thân thiện với môi trường vì có thể tự phân hủy trong tự nhiên.

quy trình sản xuất nệm cao su
Nệm cao su thiên nhiên có nhiều ưu điểm nổi bật về độ đàn hồi, tuổi thọ.

Nệm cao su nhân tạo được sản xuất từ các hợp chất hóa học có đặc tính tương tự cao su tự nhiên. Cấu trúc nệm tương đối êm ái, mang đến cảm giác nằm thoải mái cho người sử dụng. Nếu như nệm cao su thiên nhiên dễ bị nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời bào mòn thì nệm cao su nhân tạo có thể hạn chế nhược điểm này. Sản phẩm ít bị oxy hóa nên có độ bền cao. Tuy nhiên, những người có vấn đề về cột sống không nên chọn nệm cao su nhân tạo vị quá mềm.

Quy trình lấy mủ cao su tự nhiên

Cây cao su được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm. Khi cây đạt được độ tuổi trưởng thành từ 5 – 6 năm, người ta có thể tiến hành khai thác nhựa của nó. Đặc biệt, cây cao su có thể được khai thác nhiều lần và có thời gian thu hoạch mủ lên đến vài chục năm. Đến khi đạt mức 26 – 30 tuổi thì cây sẽ nhưng cung cấp nhựa. Sau khi hết giá trị khai thác nhựa, loài cây vẫn được tiếp tục chăm sóc để lấy gỗ.  

Để khai thác mủ cao su, người nông dân sẽ dùng dao rạch một đường chéo lên phần thân cây, sau đó đặt xô bên dưới để chứa phần nhựa đang chảy ra. Nhựa sẽ ngừng chảy sau khoảng 6 tiếng. Sau đó, họ sẽ thu thập lượng mủ đã cô đặc lại bên trong những xô, chén. Vào ngày hôm sau, họ có thể tiếp tục lấy mủ bằng cách rạch vào thân cây. 

Vậy cần bao nhiêu mủ cao su để sản xuất ra một chiếc nệm? Theo các chuyên gia, chúng ta cần đến 120 lít nhựa cao su, tương đương với lượng mủ được khai thác trong một khu vực rộng 12 hecta trong vòng một ngày. 

Điều này được lý giải là bởi vì khi nhu cầu người tiêu dùng càng lớn thì bắt buộc phải trồng nhiều cây cao su hơn nữa. Với những vườn cao su bạt ngàn được mở rộng đã góp phần loại bỏ được CO2 khỏi không khí, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và ổn định kinh tế xã hội. 

Quy trình sản xuất nệm cao su thiên nhiên

Ngày nay, quy trình sản xuất nệm cao su đã được công nghiệp hóa trên dây chuyền tự động nên các thành phẩm đều có chất lượng đồng bộ. Sau khi đã làm lọc sạch các tạp chất, người ta sẽ trộn lẫn mủ cao su dạng lỏng với chất tạo bọt, chất ổn định bọt, hỗ trợ phân tán… trong môi trường chứa không khí nén. Khi mủ cao su và bọt không khí đạt mật độ thích hợp, không khí bên trong sẽ hỗ trợ tạo nên cấu trúc tế bào mở. 

Giai đoạn này sẽ dùng một số chất để tiến hành trùng ngưng mủ cao su để chuyển hóa chúng từ dạng lỏng sang dạng rắn. Hỗn hợp bọt cao su này sẽ được cho vào khuôn và xử lý bằng một trong hai phương pháp là Dunlop và Tatalay.

Sau khi lấy cao su ra khỏi khuôn, lõi nệm mới hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng về độ cứng, độ mềm, co dãn… Sản phẩm đạt chuẩn sẽ được chuyển đến quy trình đóng gói và lưu trữ. Sau đó, nệm thành phẩm được vận chuyển đến những nơi tiêu thụ trong nước hoặc thế giới. 

công nghệ sản xuất nệm cao su
Nệm cao su thành phẩm sẽ được đóng gói và phân phối đến các cửa hàng.

Hai phương pháp làm nệm cao su 

Hiện nay, có hai phương pháp xử lý mủ cao su dạng lỏng trở thành khối xốp dẻo là  phương pháp Dunlop và phương pháp Tatalay. Hai công nghệ này được sử dụng phổ biến trong nền công nghiệp sản xuất nệm cao su. Theo đó, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Phương pháp Dunlop 

Dunlop là phương pháp đã có tuổi thọ lên đến 100 năm và là một tiêu chuẩn hàng đầu của ngành sản xuất nệm trong nhiều năm liền. Với phương pháp này, nhựa cây sẽ được trộn với chất tạo bọt và đánh thành dạng bọt xốp. Đến khi đạt được tiêu chuẩn nhất định, hỗn hợp này được cho vào khuôn để định hình và nướng lên để biến thành chất rắn. 

Trong quá trình lưu hóa (nướng), các cặn bên trong hỗn hợp sẽ được chìm xuống đáy. Chiếc khuôn được sử dụng sẽ có dạng như một chiếc bánh quế khổng lồ. Thiết kế này giúp nhiệt dẫn đều khắp khuôn và tạo ra những lỗ li ti thoát hơi hiệu quả cho sản phẩm. Sau đó, các chất dư thừa sẽ được rửa trôi bằng nước. Nệm được chuyển đến nơi làm khô bằng không khí nóng.

Với phương pháp này, nệm có thể được tạo ra theo nhiều hình dạng bất kỳ, phụ thuộc vào thiết kế khuôn kết tủa. Bên cạnh đó, quy trình đơn giản này không tiêu tốn quá nhiều công sức cũng như máy móc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất. 

qui trình sản xuất nệm cao su
Nệm sản xuất theo phương pháp Dunlop có chi phí đầu ra thấp.

Phương pháp Talalay

Được ra đời sau Dunlop, phương pháp Talalay vẫn có những ưu điểm riêng. Tương tự, cao su sau khi được vận chuyển đến nhà máy sẽ được đánh bọt đến khi đạt độ đặc như mong muốn. Hợp chất tiếp tục được đổ vào khuôn để định hình. 

Điểm khác biệt của phương pháp Talalay chính là phần khuôn được phủ kín và loại bỏ không khí bằng chân không. Cách làm này sẽ giúp mủ cao su dàn trải bên trong khuôn một cách đồng đều nhất. Sau đó, cao su sẽ được làm đông lại để việc lắng cặn không xảy ra và loại bỏ nước ra khỏi hỗn hợp. Khi bọt cao su được làm lạnh đến nhiệt độ theo quy định thì sẽ được làm nóng trong môi trường 200 độ C để tạo thành tấm nệm hoàn chỉnh. 

Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các sản phẩm nệm có kích thước nhỏ. Những sản phẩm đòi hỏi kích thước lớn thì phải kết nối các khối nhỏ lại với nhau mới tạo ra thành phẩm. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất theo phương pháp này cũng cao hơn phương pháp Dunlop gấp 4 lần. 

dây chuyền sản xuất nệm cao su
Phương pháp Talalay giúp nệm có độ mềm mại ấn tượng.

Đánh giá 2 phương pháp sản xuất Talalay và Dunlop

Sự khác nhau về công nghệ sản xuất đã khiến cho thành phẩm của hai phương pháp này có sự khác biệt rõ rệt. Theo đó, phương pháp Dunlop không yêu cầu công nghệ cao, quy trình đơn giản và chi phí rẻ. Còn phương pháp Talalay đòi hỏi các bước phức tạp hơn và chi phí cũng khá cao. 

Nệm Dunlop có độ rắn chắc ở phần đáy nên hạn chế được vấn đề xô lệch, tạo sự ổn định khi đặt trên giường. Trong khi đó, nệm Talalay có độ thoáng khí vượt trội và mềm mại hơn nệm Dunlop nhờ công nghệ sản xuất hiện đại. 

Nệm sản xuất theo phương pháp Talalay có chất lượng cao và ổn định nhờ cấu trúc tổ ong. Còn nệm Dunlop chưa có sự chính xác cao trong quy trình sản xuất nên cấu trúc xốp ít, độ cứng cao hơn. 

Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mức kinh phí sẵn có mà bạn có thể chọn mẫu nệm làm từ 1 trong 2 phương pháp trên. Theo đó, người yêu thích sự mềm mại và có khả năng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm chăm sóc giấc ngủ thì nên chọn nệm Talalay. Ngược lại, nệm Dunlop sẽ thích hợp với những ai muốn nằm nệm cứng hơn và tiết kiệm chi phí mua hàng. Với những không gian không sử dụng giường, nệm Dunlop sẽ là sự lựa chọn ưu tiên hơn vì độ rắn chắc và cứng cáp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất nệm cao su. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, nhiều may mắn và niềm vui.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *